Leptin là một loại hormone được sản xuất chủ yếu bởi các mô mỡ, đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân nặng.
Trong những năm gần đây, thực phẩm bổ sung leptin leptin đã trở nên khá phổ biến. Các đơn vị cung cấp sản phẩm này tuyên bố sẽ giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn giảm cân dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc bổ sung nội tiết tố leptin đang gây tranh cãi.
Bài viết này xem xét bổ sung leptin là gì, nó hoạt động như thế nào và liệu thực phẩm bổ sung leptin có thể giúp bạn giảm cân hay không.
Leptin hoạt động như thế nào?
Leptin là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ. Trong thời kỳ thiếu lương thực hoặc đói, mức độ leptin giảm.
- Tìm hiểu sâu hơn: Leptin là gì? Ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?
Loại hormone này được phát hiện vào năm 1994 và kể từ đó đã được nghiên cứu về chức năng điều chỉnh cân nặng và béo phì ở cả động vật và con người.
Leptin truyền tín hiệu đến não rằng bạn có đủ chất béo dự trữ, giúp kiềm chế sự thèm ăn của bạn, báo hiệu cơ thể đốt cháy calo bình thường và ngăn ngừa ăn quá nhiều.
Ngược lại, khi mức độ thấp, não của bạn cảm thấy đói, cảm giác thèm ăn của bạn tăng lên, não báo hiệu cho bạn ăn nhiều hơn và bạn đốt cháy calo với tốc độ chậm hơn.
Đây là lý do tại sao nó thường được gọi là hormone gây đói.
Nhiều leptin không có nghĩa là giảm cân
Nếu có nhiều leptin và mô mỡ, leptin báo cho não biết rằng cơ thể bạn có đủ năng lượng dự trữ và bạn có thể ngừng ăn.
Tuy nhiên, trong bệnh béo phì, tín hiệu này não không nhận diện rõ ràng như vậy.
Những người béo phì được chứng minh là có lượng hormone này cao hơn nhiều so với những người có cân nặng trung bình.
Kháng leptin xảy ra khi não của bạn ngừng ghi nhận tín hiệu của hormone.
Điều này có nghĩa là mặc dù bạn đã có đủ lượng hormone sẵn có và năng lượng dự trữ nhưng não của bạn không nhận ra nó và nghĩ rằng bạn vẫn còn đói. Kết quả là bạn tiếp tục ăn.
Kháng leptin không chỉ góp phần khiến bạn ăn nhiều hơn mà còn báo hiệu cho não của bạn rằng bạn cần tiết kiệm năng lượng, điều này khiến bạn đốt cháy calo với tốc độ chậm hơn.
Về mặt giảm cân, nhiều leptin hơn không nhất thiết là điều quan trọng. Bộ não của bạn diễn giải tín hiệu của nó tốt như thế nào còn quan trọng hơn nhiều.
Do đó, việc bổ sung làm tăng nồng độ leptin trong máu không chắc sẽ dẫn đến giảm cân.
Thực phẩm bổ sung leptin có tác dụng không?
Hầu hết các chất bổ sung leptin không thực sự chứa hormone. Cần nhớ, leptin là nội tiết tố, tức là cơ thể tự tổng hợp.
Mặc dù nhiều thực phẩm chức năng được dán nhãn là “bổ sung leptin”, nhưng hầu hết đều chứa hỗn hợp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau được bán trên thị trường để giảm viêm và do đó, tăng độ nhạy của leptin.
Thực phẩm bổ sung chứa một số thành phần nổi bật như axit alpha-lipoic và dầu cá, trong khi những loại khác có chứa chiết xuất trà xanh, chất xơ hòa tan hoặc axit linoleic liên hợp.
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến thực phẩm bổ sung giảm cân, nhưng tác dụng của những chất bổ sung này trong việc cải thiện khả năng kháng leptin và sự thèm ăn vẫn chưa rõ ràng.
Một số nghiên cứu đã xem xét xoài châu Phi, hoặc Irvingia gabonensis, và tác dụng tích cực được đề xuất của nó đối với độ nhạy leptin và giảm cân.
Nó đã được chứng minh là làm giảm mức độ leptin, điều này có thể thuận lợi cho việc cải thiện độ nhạy cảm với leptin.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã quan sát thấy rằng xoài Châu Phi giúp giảm nhẹ cân nặng và vòng eo. Lưu ý rằng nghiên cứu chỉ giới hạn ở các nghiên cứu nhỏ.
Cuối cùng, cần nghiên cứu thêm để kết luận liệu thực phẩm bổ sung leptin có thể ảnh hưởng đến tình trạng kháng leptin hay không.
Những cách tự nhiên để cải thiện kháng leptin và thúc đẩy giảm cân
Nghiên cứu hiện không đủ để nói rằng câu trả lời để cải thiện tình trạng kháng leptin và giảm cân nằm trong một viên thuốc hay thực phẩm bổ sung leptin nào.
Tuy nhiên, điều chỉnh hoặc ngăn ngừa kháng leptin là một bước quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cân.
Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp cải thiện tình trạng kháng leptin, tăng độ nhạy và hỗ trợ giảm cân mà không cần phải sử dụng thực phẩm bổ sung:
- Tăng hoạt động thể chất: Nghiên cứu ở cả động vật và con người chỉ ra rằng tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm tăng độ nhạy leptin.
- Giảm lượng thức ăn và đồ uống nhiều đường: Chế độ ăn giàu đường quá mức có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng leptin. Các nghiên cứu cho thấy rằng sức đề kháng được cải thiện ở những con chuột có chế độ ăn không đường.
- Ăn nhiều cá hơn: Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu thực phẩm chống viêm như cá có thể làm giảm nồng độ hormone trong máu, cải thiện độ nhạy leptin và thúc đẩy giảm cân.
- Ngũ cốc giàu chất xơ: Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn ngũ cốc giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ trong yến mạch, có thể cải thiện sức kháng leptin, độ nhạy leptin và hỗ trợ giảm cân.
- Ngủ ngon giấc: Giấc ngủ là chìa khóa để điều chỉnh hormone. Thiếu ngủ mãn tính có liên quan đến việc thay đổi mức độ và chức năng của leptin.
- Giảm chất béo trung tính trong máu: Có chất béo trung tính cao được cho là sẽ ức chế chất vận chuyển leptin liên quan đến việc truyền tín hiệu ngừng ăn qua máu đến não.
Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, hoàn thành hoạt động thể chất vừa phải và ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng kháng leptin và hỗ trợ giảm cân.
Kết luận
Leptin là một loại hormone được tạo ra bởi các tế bào mỡ. Nó báo hiệu cho não của bạn để báo cho cơ thể biết khi nào bạn đã no và nên ngừng ăn.
Tuy nhiên, những người béo phì thường phát triển tình trạng kháng leptin. Mức độ leptin của họ tăng cao, nhưng não của họ không thể nhận ra tín hiệu ngừng ăn của hormone.
Hầu hết thực phẩm bổ sung leptin không chứa hormone mà là hỗn hợp các chất dinh dưỡng có thể cải thiện độ nhạy của leptin.
Các nghiên cứu chứng minh hiệu quả giảm cân của thực phẩm bổ sung leptin vẫn còn thiếu.
Thực hiện những thay đổi tích cực đối với chế độ ăn uống và lối sống của bạn là một cách hiệu quả hơn nhiều để cải thiện độ nhạy leptin và thúc đẩy giảm cân.
Nguồn tham khảo: Healthline.com